THÔNG BÁO NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ “GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LAI CHÂU” LẦN THỨ IV

Giải thưởng Văn học, Nghệ thuật Lai Châu là phần thưởng cao quý của tỉnh Lai Châu ghi nhận những hoạt động sáng tạo của các tác giả là Hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Lai Châu; biểu dương những tác phẩm, công trình sáng tạo Văn học, Nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị cao về nội dung tư tưởng, chất lượng nghệ thuật nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị cao về nội dung tư tưởng, chất lượng nghệ thuật; phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Trang web vanhocnghethuatlaichau.vn đăng tải Thể lệ “Giải thưởng văn học, nghệ thuật Lai Châu” lần thứ IV, giai đoạn 2023-2024, cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG:

Tác giả là hội viên chính thức sinh hoạt ở các Chi hội Văn học nghệ thuật huyện, thành phố và các chuyên ngành trực thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Lai Châu; chấp hành và thực hiện đầy đủ những quy định của Điều lệ Hội.

II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TÁC PHẨM (CÔNG TRÌNH) ĐƯỢC THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG

  1. Chỉ xét chọn những tác phẩm phản ảnh chân thực, sinh động mọi mặt đời sống con người, quê hương Lai Châu đã được phổ biến qua xuất bản, triển lãm, biểu diễn, phát trên sóng truyền hình… từ cấp tỉnh trở lên;
  2. Thời gian phổ biến tác phẩm trong vòng 02 năm tính từ khi kết thúc việc nhận tác phẩm của giải lần trước cho đến khi nhận tác phẩm của giải lần kế sau.
  3. Mỗi tác giả phải có Đơn đăng ký đề nghị xét “Giải thưởng Văn học, Nghệ thuật Lai Châu” (theo mẫu). Trường hợp đặc biệt, người thân có thể gửi thay nhưng phải đúng theo các quy định của pháp luật.
  4. Mỗi tác giả có thể tham dự xét giải thưởng nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng chỉ được trao tặng 01 tác phẩm có giá trị cao nhất do HĐXT đề cử.
  5. Những tác phẩm không có tranh chấp về bản quyền.

III. LOẠI HÌNH

Những tác phẩm thuộc 10 loại hình sau đây thuộc phạm vi xét thưởng:

  1. Văn xuôi: Tiểu thuyết, tập truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, tập bút ký, tản văn, kịch bản văn học, dịch thuật…
  2. Lý luận phê bình: Công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình về văn học, nghệ thuật.
  3. Thơ: Tập thơ, trường ca, truyện thơ.
  4. Văn nghệ dân gian: Tác phẩm, công trình nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, giới thiệu văn hóa, văn nghệ dân gian.
  5. Sân khấu: Vở diễn sân khấu đã được dàn dựng và công diễn kèm xác nhận của đơn vị dàn dựng, tổ chức công diễn và sử dụng biểu diễn trên sân khấu, trên sóng truyền hình, công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về Sân khấu.
  6. Điện ảnh: Phim truyện nhựa, phim truyện truyền hình, phim văn nghệ truyền hình.
  7. Âm nhạc: Ca khúc, chùm ca khúc, tác phẩm khi nhạc hoặc chương trình nhạc độc lập của cá nhân, nhóm tác giả được biểu diễn hoặc phát sóng với thời lượng 20 phút trở lên.
  8. Nhiếp ảnh nghệ thuật: Ảnh màu, đen trắng đã được giới thiệu rộng rãi thông qua các cuộc triển lãm, cuộc thi, công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về Nhiếp ảnh.
  9. Mỹ thuật: Tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, video art, sắp đặt, trình diễn đã được giới thiệu rộng rãi thông qua các cuộc triển lãm, cuộc thi; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về Mỹ thuật.
  10. Múa: Tác phẩm múa độc lập đã được dàn dựng và công diễn kèm đĩa ghi hình hoặc xác nhận của đơn vị sử dụng: công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về nghệ thuật Múa

IV. TÁC PHẨM DỰ GIẢI THƯỞNG

  1. Văn học: Văn xuôi, thơ, nghiên cứu, lý luận phê bình; dịch thuật, văn nghệ dân gian… đều phải là một tập hoặc một bộ (tập thơ, tập truyện, tập ký, tập nghiên cứu, tập tác phẩm dịch thuật; bộ tiểu thuyết, bộ sách văn hóa văn nghệ dân gian…) đã được xuất bản, phổ biến.
  2. Sân khấu: Gồm văn bản kịch bản và đĩa VCD ghi lại vở kịch đã được công diễn, có thời lượng từ 30 phút trở lên. Nếu là kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học phải được tác giả nguyên tác cho phép bằng văn bản hoặc là đồng tác giả.
  3. Điện ảnh: Gồm văn bản kịch bản và đĩa VCD ghi lại bộ phim đã được công chiếu hoặc phát trên sóng truyền hình, có thời lượng từ 15 phút trở lên. Nếu là kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học phải được tác giả nguyên tác cho phép bằng văn bản hoặc là đồng tác giả.
  4. Âm nhạc: Gồm văn bản ca khúc, chùm ca khúc, tác phẩm khi nhạc hoặc chương trình nhạc độc lập của cá nhân hoặc nhóm tác giả và đĩa CD, VCD ghi hình, thời lượng 20 phút trở lên.
  5. Nhiếp ảnh nghệ thuật: Là file ảnh kỹ thuật số, ảnh màu hoặc đơn sắc, định dạng file JPE, độ phân giải 300DPI, dung lượng tối thiểu 3MB đến 8MB.

Tác giả có thể gửi ảnh đơn và ảnh bộ dự thi

+ Ảnh đơn: Mỗi ảnh là một tác phẩm.

+ Ảnh bộ: Mỗi bộ ảnh được coi là một tác phẩm, gồm từ 03 đến 05 ảnh, khuyến khích bộ ảnh có phần chú thích (tối đa 150 từ) giới thiệu nội dung của bộ ảnh.

Trong trường hợp tác giả gửi cả ảnh đơn và ảnh bộ thì ảnh đơn không trùng với ảnh trong bộ ảnh.

  1. Mỹ thuật: Đối với tác phẩm hội họa (là tác phẩm độc lập hoặc tranh bộ, tương ứng một tác phẩm độc lập), đồ họa, video art, sắp đặt, trình diễn (là một tác phẩm độc lập hoặc một chùm tác phẩm không quá 04 bức, cùng nội dung, ý tưởng thể hiện và cùng một bố cục, chùm tác phẩm tương đương 01 tác phẩm độc lập): Phóng trên giấy ảnh khổ 15 x 21 (cm) chính diện tác phẩm, ảnh không ép plastic. Đối với tác phẩm điêu khắc (là tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm có nội dung, bố cục không thể tách rời khi trưng bày, nhóm tác phẩm tương đương tác phẩm độc lập), tượng đài, tranh hoành tráng: Phóng ảnh chụp các mặt tác phẩm (chính diện, bên phải, bên trái và phía sau) trên giấy ảnh khổ 15 x 21 (cm), ảnh không ép plastic. Không chấp nhận tác phẩm đã xử lý, chỉnh sửa, cắt ghép làm sai nguyên bản (trong quá trình xét giải, Hội đồng sẽ yêu cầu tác giả phối hợp để kiểm tra tác phẩm gốc khi cần thiết).
  2. Múa: Gồm bản ghi của tác phẩm đã được trình diễn (trên đĩa VCD) và bản thuyết minh ngắn gọn (trên giấy A4).

V. TIÊU CHUẨN

  1. Là tác phẩm, công trình xuất sắc, được xuất bản, công bồ rộng rãi, có giá trị cao về văn học, nghệ thuật và nội dung tư tưởng; có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội; phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển nền văn học, nghệ thuật của tỉnh và cả nước.
  2. Là tác phẩm, công trình có tính phát hiện mới vừa độc đáo, hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, hấp dẫn tạo sự thay đổi về nhận thức của công chúng về một lĩnh vực nào đó.
  3. Có tác dụng nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức Cách mạng, lối sống lành mạnh và năng lực thẩm mỹ cho nhân dân, phục vụ đắc lực sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Tác phẩm đạt giải thưởng cấp quốc gia, đạt giải của các Hội VH-NT chuyên ngành Trung ương và đạt giải thưởng cấp khu vực là căn cứ quan trọng để xét giải.

VI. NHỮNG ƯU TIÊN

  1. Khuyến khích các tác phẩm:

– Viết về đề tài lịch sử, cách mạng, kháng chiến, về công cuộc đổi mới hiện nay, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

– Có phát hiện mới về những giá trị độc đáo, đậm đà bản sắc miền núi, dân tộc trong thiên nhiên và trong tâm hồn, tính cách, lối sống. Trong phong tục tập quán của con người lai Châu.

– Đặt ra và gợi hướng giải quyết đúng đắn những vấn đề hệ trọng trong cuộc sống.

  1. Tác phẩm đã được phổ biến rộng rãi, được đông đảo công chúng thừa nhận.
  2. Tác phẩm của tác giả là người dân tộc thiểu số, tác phẩm cho thiếu nhi (Nội dung tác phẩm đạt ít nhất 1 trong 3 yêu cầu trên mới được xét ưu tiên).

VII. THANG ĐIỂM CHẤM GIẢI

Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Lai Châu tỉnh theo thang điểm 100. Cụ thể như sau:

  1. Nội dung: Tác phẩm phản ảnh chân thực cuộc sống, có tính tư tưởng tốt, đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thể hiện được tình cảm tha thiết đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương (tối đa 60 điểm).
  2. Nghệ thuật: Tác phẩm, công trình có sự đổi mới, sáng tạo về hình thức thể hiện, vẫn đề phát hiện mới, tính nghệ thuật cao; độc đáo, hấp dẫn công chúng, có tác dụng giáo dục sâu sắc (tối đa 40 diểm).
  3. Đối với những tác phẩm đạt đủ 1 trong 3 điều kiện ưu tiên được cộng thêm 05 điểm.

VIII. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

Tùy theo số lượng, chất lượng tác phẩm tham gia xét giải từng năm, Hội đồng xét giải có sự điều chỉnh về số lượng cơ cấu giải thưởng cho phù hợp. Cơ cấu giải thưởng khung cơ bản áp dụng cho 10 thể loại, chuyên ngành như sau:

Mỗi chuyên ngành có 01 bộ giải thưởng gồm:

+ 01 giải A

+ 02 giải B

+ 03 giải C

+ 05 giải Khuyến khích

– Giải A: Trao cho tác phẩm đạt các tiêu chuẩn nêu tại Điều 8 (của Quy chế này) ở mức xuất sắc, tiêu biểu cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, đạt diễm trung bình từ 95 điểm trở lên.

– Giải B: Trao cho những tác phẩm đạt các tiêu chuẩn nêu tại Điều 8 (của Quy chế này) ở mức xuất sắc, đạt điểm trung bình từ 85 điểm đến dưới 95 điểm.

– Giải C: Trao cho những tác phẩm đạt các tiêu chuẩn nêu tại Điều 8 (của Quy chế này) ở mức cao và đạt điểm trung bình từ 75 đến dưới 85 điểm.

– Giải Khuyến khích: Trao cho những tác phẩm đạt các tiêu chuẩn nêu tại Điều 8 (của Quy chế này) và đạt điểm trung bình từ 65 đến dưới 75 điểm.

(Điểm trung bình được tính như sau: Tổng điểm của các thành viên Hội đồng Giám khảo chia cho số thành viên tham gia chấm điểm).

IX. SỐ LƯỢNG GIẢI THƯỞNG

  1. Việc xét trao các loại giải nói trên phụ thuộc vào chất lượng thực tế của các tác phẩm dự giải ở mỗi thể loại, chuyên ngành không nhất thiết phải trao đủ các loại giải.
  2. Tác giả đạt nhiều giải thưởng thuộc các thể loại, chuyên ngành khác nhau sẽ được cấp bằng chứng nhận tất cả các giải nhưng chỉ được trao tặng 01 giải thưởng có giá trị cao nhất do HĐXT đề cử.
  3. Khi có nhiều tác phẩm giá trị ngang nhau, vượt quá số lượng giải thưởng quy định cho một thể loại, chuyên ngành sẽ xét theo thứ tự ưu tiên (nêu tại điều 8) đến khi đủ số lượng tối đa.
  4. Nếu trong một nhóm tác phẩm dự Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Lai Châu không đạt giải chính thức, nhưng có một tác phẩm thành phần (một bài thơ, một truyện ngắn, một bức ảnh, một bức tranh, một ca khúc…) có giá trị xuất sắc, thật sự là tác phẩm tiêu biểu cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, thì tác phẩm cụ thể đó được UBND tỉnh khen thưởng, nhưng tiền thưởng cao nhất không vượt quá 1/5 giá trị giải A.

X. GIÁ TRỊ GIẢI THƯỞNG

Giải thưởng 02 năm: Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá trị giải thưởng cụ thể cho từng chuyên ngành theo từng kỳ xét giải, gồm các loại giải A, B, C, Khuyến khích. Trong đó:

Giải A, có giá trị cao nhất: 15.000.000đ (Mười lăm triệu đồng).

Giải B, có giá trị cao nhất: 10.000.000đ (Mười triệu đồng).

Giải C, có giá trị cao nhất: 5.000.000đ (Năm triệu đồng).

Giải Khuyến khích có giá trị cao nhất: 3.000.000đ (Ba triệu đồng).

– Thời gian nhận tác phẩm: Từ ngày ra thông báo đến ngày 20/10/2024.

– Nơi nhận tác phẩm: Phòng Tổ chức – Hành chính, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh.

(Tầng 7, Nhà C, Trung tâm Hành chính – Chính trị tỉnh Lai Châu).

 

 

 


Bài viết liên quan


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.