Lễ ăn cơm mới của người Mảng ở Lai Châu

Người Mảng ở Lai Châu trong một năm có những lễ tết cụ thể như sau: Tết Nguyên đán, tết rằm tháng giêng và tết ăn lúa mới. Đây là những lễ tết có ý nghĩa và quan trọng nhất trong đời sống của người Mảng

Để tổ chức Lễ ăn cơm mới, người Mảng phải chọn ngày tốt cho “ma lảm” ra lấy lúa, ma lảm có nghĩa là mẹ lúa. Gắn với tín ngưỡng nông nghiệp của người Mảng thì Ma lảm chính là những bà chủ trong gia đình. Những ngày mà họ cho là ngày tốt có thể lấy lúa ở lán về đó là ngày con Dê và ngày con Ngựa. Đến ngày đã chọn, ma lảm phải tắm gội, thay quần áo và chải tóc gọn gàng. Nghi lễ lấy lúa ở lán về, “ma lảm” phải đi lấy trong 3 ngày.

Ngày đầu tiên đi vào buổi sáng, khi đi ma lảm mang theo lu cở và để một cái mẹt con vào trong rồi đi. Lần đầu tiên lấy một bó nhỏ về ma làm giã lấy gạo nấu cơm để cả gia đình cùng ăn. Sau khi ăn xong ma lảm đii nghỉ trưa khoảng 15 phút tiếp tục đi lấy lần hai. Lần thứ hai này lấy 3 bó, đem về nhà lấy mỗi bó một nữa đem đi giã để nấu cơm cho gia đình cùng ăn. Chỉ đuợc ăn cơm nhạt không đựoc ăn cùng với muối, thịt cá…

Ngày thứ hai ma lảm đi lấy 5 bó, trong ngày này chỉ cần đi lấy một lần. Mỗi bó lấy một nửa đi giã lấy gạo nấu cơm, người ngoài không đựoc phép ăn.

Ngày thứ ba ma lảm đi lấy 5 bó, trong ngày thứ ba này giã chia ra làm hai bữa nầu ăn trong ngày. Những bữa cơm này nếu gia đình có khách thì khách đựơc ăn cơm mới. Trong ngày thứ ba này họ mổ gà làm cơm rượu mời anh em họ hàng đến ăn cơm uống rượu mừng cho gia đình có một năm bội thu.

Sau khi ma lảm đã làm xong nghi lễ lấy lúa ở lấn ba lần, những lần sau ma lảm có thể lấy bao nhiêu cũng đựơc không phải kiêng kỵ gì nữa. Nhưng ngoài ma lảm ra không ai đựoc phép lên lán lấy lúa. Đến trước khi mùa vụ gieo hạt mới bắt đầu, ma lảm lên lám lấy hết số thóc còn lại trong lán mang về cất vào kho ở nhà.

Còn đối với người Mảng ở Nậm Cười thì nghi lễ này thực hiện phức tạp hơn. Lán thóc của người Mảng thường đựoc làm bằng nứa, lán to hay nhỏ phụ thuộc vào gia đình có nương to hay nhỏ? có nhiều nương hay ít nương? Thường thì họ làm lán có hai mái, diện tích sử dụng khoảng 3 m2. Chôn bốn cột ở bón góc, dùng dao khoét thủng các cốt để bắc xà chằng lại với nhau làm sàn, sàn của lán cách mặt đất khoảng 1 mét. Chặt các đoạn nứa bổ dập ra đan thành phên quây xung quanh và lợp mái bằng cỏ gianh hoặc chặt các đoạn nứa bổ đôi ra, khi lợp cứ đặt một nửa ống nứa ngửa lên, lại có một nửa úp chồng lên nhau dùng dây buộc chằng lại với các xà. Cửa lán ở bên phía Đông, có chiều cao và chiều rộng khoảng 30 cm. Lấy một đoạn gỗ dài khoảng 1m30 đặt chéo gối lên sàn làm cầu thang lên lán.

Để cất lúa vào trong lán, chủ nhà chọn một ngày tốt và chuẩn bị 1 hòn đá (dê), 1 quả trứng (dỉa chưởi) và bó lúa ngắt từ khóm lúa vẳn trên nương. Đây là những lễ vật sẽ để luôn ở lán không đuợc đem về nhà. Ma lảm lấy lá dong rải bên cạnh cột chính của lán (cột chính của lán ở bên phía mặt trời mọc) rồi đặt các thứ đã chuẩn bị lên. Khi mọi người vận chuyển lúa đưa cho ma lảm xếp vào lán. Khi xếp lúa phải xếp lần lượt từ bên phía Đông của lán trước. Cứ  xếp lúa cao lên đến đâu thì ma lảm lại chuyển đa, trứng bà nắm lúa ở lá dong đặt lên trên. Sau khi đã chất xong tất cả lúa vào lán, ma lảm bẻ một cành lá xanh cắm ở bên ngoài cửa của lán. Như vậy, từ ngày đó trở đi chỉ có ma lảm mới được vào còn những người khác không ai đuợc phép lên lán.

Lễ ăn cơm mới ma lảm đóng vai trò chính. Trước khi lên lán lấy lúa, ma lảm phải tắm gội sạch sẽ, thay quần áo mới và chải tóc gọn gàng. Buổi sáng ngày hôm đó gia chủ phải mổ gà để cúng ma tổ tiên trong nhà để thông báo về việc đã thu hoạch xong vụ mới và xin lấy lúa về ăn… Buổi chiều khoảng 3 giờ họ tiến hành cúng với kho thóc để xin đựơc lấy lúa về. Lễ vật trong lễ đó gồm có:

–  1 quả trứng (chưởi)

– 1 củ gừng (vuồng)

– 2 chén rượu (dươi chẻn húng)

Hai vợ chồng gia chủ sẽ chủ trì lễ cúng này, lấy lá dong rải xuống sàn ngay cạnh cột chính của lán, đặt các lễ vật trên vào đó cúng với ý xin với ma kho thóc, xin với ma lảm cho đựoc lấy lúa về ăn cơm mới. Sau khi khấn xong, ông chủ nhà rót 2 chét rượu, mỗi người cầm một chén rót mmọt ít ra sàn mời ma kho thóc rồi ống hết chén rượu. Như vậy lễ cúng kho thóc đã xong, ma lảm sẽ thực hiện các nghi lễ lấy lúa mới ở lán trong ba ngày. Ma lảm đem theo 2 hòn ngọc để trong gùi đi đến lán lấy lúa. Ngày đầu tiên ma lảm lấy nửa bó lúa đem về để trong buồng ngủ. Ngày thứ hai lấy nốt nửa bó còn lại và cũng đem về để trong buồng ngủ của mình. Ngày thứ ba lấy một bó còn nguyên. Sau ba ngày lấy lúa ở lán về tự tay ma lảm giã lấy gạo cho vào ống nứa làm cơm lam ăn một mình trong bóng tối không để cho ai biết, chỉ đựoc ăn nhạt và phải để chừa lại một ít để ngày hôm sau ăn. Sau ba ngày ma lảm lấy lúa ở lán về làm cơm ăn nhạt một mình trong bóng tối như vậy, từ những ngày sau trở đi ma lảm có thể đến lấy thóc ở lán về nấu cơm cho cả nhà cùng ăn. với những gia đình có điều kiện thì mổ gà làm mấy mâm cơm rượu mời anh em họ hàng đến ăn mừng lúa mới cùng với gia đình. 

Khi thồ gùi lúa về đến nhà mẹ lúa (Ma lẳm) không nghỉ mà tuốt luôn lúa mới thành hạt rồi bỏ vào cối giã thành gạo. Mặc dù đi nương về rất mệt nhưng không ai trong gia đình được làm việc này. Toàn bộ công việc làm lý cơm mới đều do bà chủ nhà làm hết. Khi đã giã thành gạo bà mang sàng sẩy rồi cho vào chậu ngâm nước. Ngâm nước khoảng 15 đến 30 phút sẽ lấy ra đồ thành xôi (nếu lúa mới là lúa nếp) hoặc nâú cơm (nếu lúa mới là lúa tẻ). Trong khi bà vợ giã gạo thì ông chồng ra suối bắt 3 con cua về cho vào bếp nướng để ăn cùng với cơm mới. Nếu không bắt được cua có thể thay bằng cá suối trắng. Tuyệt đối không được dùng cá đen vì người Mảng cho rằng cá đen hoặc cá sọc là loại cá hay ăn tạp, nó ăn cả những thứ bẩn nên không thể dùng vào ăn cơm mới được. Cá trắng chỉ ăn rêu ở hòn đá giống như cua mới có thể dùng ăn với cơm mới.

Buổi tối sau khi đã nấu cơm và nướng cua hoặc cá xong cả nhà dọn cơm ăn. Khi cả nhà đã tập trung đầy đủ quanh mâm cơm ông chủ nhà nói:

“ Hôm nay là ngày ăn cơm mới, tất cả mọi người khoẻ mạnh. Hồn con người không được đi nữa. Bây giờ đã có cơm mới ăn rồi, tất cả mọi hồn con người trong gia đình yên tâm ở lại. Từ nay tất cả những người trong gia đình không đau ốm luôn luôn khoẻ mạnh như lúa mới. Sang năm phải được ăn nữa như thế này…”

Nghi thức này là sự mong cầu của gia đình nói với hồn của chính mình. Từ nay đã có lúa mới hồn người còn sống trong gia đình hãy yên tâm ở lại từ nay được sung sướng vì đã có lúa mới…

Sau khi ông chủ nhà nói xong cả nhà bắt đâu ăn cơm bình thường. Những người tham dự bữa cơm này toàn là người trong gia đìnhchứ không có người ngoài vào ăn cùng, không mời ai vì sợ hồn lúa theo người đó. Tuy nhiên ngày nay đã có sự biến đổi: đầu tiên người cùng dòng họ ăn được rồi bây giờ khách cũng ăn được.

Mọi người ăn xong bữa cơm tối ngày thứ 3 từ khi bắt đầu đi gặt lúa là lễ ăn cơm mới cũng kết thúc.

Nguyễn Thanh

 


Bài viết liên quan


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.