Những chiến sĩ “quân hàm xanh” nơi biên giới Pa Ủ

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới quốc gia, các chiến sĩ bộ đội biên phòng (BĐBP) Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu còn là những người “cha đỡ đầu” cho trẻ em yếu thế nơi những bản làng

xa xôi…

Những đfía con người La Hủ

Tại khu tập thể các chiến sỹ Đồn Biên phòng (ĐBP) Pa Ủ, xã Mường Tè, thuộc Bộ Chỉ huy ĐBP Lai Châu có một căn phòng khá đặc biệt. Các chiến sỹ bộ đội ở đây quen gọi là “phòng con nuôi”, phía cửa sổ căn phòng là góc học tập với đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.

Gương mặt hiền, lễ phép khi gặp khách lạ, đây là năm thứ tư, cậu học trò người dân tộc La Hủ Vàng Lò Hừ (sinh năm 2010), bản Xà Hồ, xã Pa Ủ về ở với các cán bộ, chiến sỹ ĐBP Pa Ủ. Hừ là một trong 19 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được ĐBP Pa Ủ đỡ đầu, tiếp sức trong hành trình đến trường. Số phận Hừ không được như chúng bạn, bố mẹ qua đời khi em còn bé, ở với ông bà đã già. Tưởng chừng con đường đến trường với Hừ sẽ khép lại khi em học lớp 6. Nhiều lần Hừ nghỉ ở nhà giúp đỡ ông bà, dù nhà trường đã tới động viên, thăm hỏi, nhưng con đường học của Hừ vẫn như muốn đóng lại khi ông bà ngày một đau, yếu. Năm 2020, trong những chuyến về bản, nắm được gia cảnh của Hừ, các chiến sĩ biên phòng thuộc đội vận động quần chúng đã thấu hiểu và về đề xuất với lãnh đạo Đồn. Câu chuyện Hừ trở thành con nuôi của ĐBP Pa Ủ là như thế!

Cũng như Vàng Lò Hừ, em Giàng Cà Hừ (sinh năm 2010) ở bản Mu Chi, từ một cậu học trò nghèo có 6 anh em, cả hai bố mẹ ốm đau ở viện nhiều hơn ở nhà. Em Giàng Cà Hừ được các chiến sỹ biên phòng nhận nuôi, giúp đỡ để tiếp tục giấc mơ đến trường. Kể từ ngày về với ĐBP, Giàng Cà Hừ không còn thiếu ăn, không phải đi rừng mà chỉ chuyên vào việc học hành. Hơn hết ở đây các em được sống trong tình yêu, môi trường của những người lính “quân hàm xanh”.

Hiện nay, ĐBP Pa Ủ đang thực hiện hai chương trình và một đề án, chương trình “Con nuôi đồn Biên phòng và Nâng bước em đến trường” và Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”. Theo đó, Đồn nhận đỡ đầu cho 2 cháu ăn ở sinh hoạt tại Đồn và “Nâng bước em đến trường” 4 cháu, hàng tháng các cháu được trợ cấp 500.000 đồng/9 tháng. Riêng Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” cho 15 cháu, mỗi cháu sẽ được hỗ trợ 7.400.000 đồng/cháu/năm học, Dự án này kéo dài đến năm 2030, hiện đang thực hiện theo giai đoạn I từ năm 2021 – 2025. Tuy số tiền hỗ trợ các em chưa lớn, nhưng đó là nguồn động viên giúp các cháu bớt đi khó khăn trên con đường học tập – Trung tá Nguyễn Minh Đức, Đồn trưởng ĐBP Pa Ủ chia sẻ.

Các chiến sĩ đồn biên phòng Pa Ủ

Nhiệm vụ trọng yếu

Thiếu tá Ngô Văn Phương – Chính trị viên ĐBP Pa Ủ quê ở tỉnh Hải Dương, nhưng anh đã “phải lòng” với bà con nơi này từ lâu. Năm 2009, anh tốt nghiệp Học viện Biên phòng và gắn bó với đồng bào Lai Châu cho đến nay đã hơn 20 năm, kinh qua nhiều vị trí công tác, bám chốt nhiều địa bàn vùng cao, chỉ riêng với bà con La Hủ nay đã hơn 4 năm.

Mỗi khi nói chuyện về chủ đề biên giới, Thiếu tá Phương và những người lính “quân hàm xanh” nơi đây luôn nhắc đến vai trò lực lượng các già làng, người có uy tín trong cộng đồng. Với các anh, người có uy tín tựa như cây gỗ lớn trong rừng già, là nhịp trống hiệu triệu mọi người hòa vang bài ca đoàn kết, là chỗ dựa tinh thần, làm vững thêm điểm tựa cho bản làng yên vui, vững thêm ý chí giữ gìn biên cương nơi xa xôi, hiểm trở.

Một trong những người luôn đồng hành cùng các anh trong công tác bảo vệ an ninh biên giới là già bản Lý Xạ Pu, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Pa Ủ. Nhiều năm qua già bản Pu là một điển hình trong phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự thôn, bản khu vực biên giới”. Những năm 70 của thế kỉ trước hiếm khi ông vắng trong những chuyến tuần tra cùng các chiến sĩ. Thời kỳ ấy, công tác phân giới cắm mốc giữa ta và nước bạn chưa hoàn chỉnh, nên vẫn xảy ra tình trạng người dân tự do qua lại khu vực biên giới. Nhiều người dân nước bạn chưa nắm rõ luật pháp, tự ý sang địa giới nước ta săn bắn, chăn nuôi, khai thác lâm thổ sản. Vốn thạo ngôn ngữ, am hiểu địa phận mốc giới, già bản Lý Xạ Pu cùng BĐBP gặp gỡ người dân hai bên, giảng giải, tuyên truyền pháp lệnh biên giới, dần dần mọi người hiểu ra không còn vi phạm nữa

ĐBP Pa Ủ quản lý, bảo vệ 28,186 km đường biên giới quốc gia, với năm cột mốc (từ mốc 37 đến mốc 41). Từ vị trí đóng quân của đồn lên biên chưa có đường giao thông. Để lên được đó, các anh đi theo những con đường nhỏ rậm rịch cỏ gai. Có những điểm cao như mốc 37, 41 do địa hình hiểm trở, nhiều vách núi cheo leo, nơi này quanh năm sương mù dày đặc. Để lên được đó các anh mất một ngày đường.

Đi tuần tra, quân tư trang luôn sẵn sàng, đặc biệt là bật lửa trong túi các anh luôn dự phòng vài chiếc, chỉ với ba hòn đá bắc nồi là có cơm ấm bụng và chỉ có hơi ấm từ bếp mới xua bớt cái lạnh rừng đêm. Dù vất vả gian nan đến đâu, với các chiến sĩ BĐBP Pa Ủ mỗi mốc giới, gốc cây, phiến đá, bìa rừng nơi này đã trở nên quen thuộc, lâu lâu không gặp lại thấy nhớ…

“Người dân La Hủ  ta  trọng  BĐBP lắm, mỗi khi bản có công việc quây quần, mọi người ai cũng nhắc đến bộ đội, nhất là chuyện bộ đội giúp dân xóa đói, giảm nghèo. Bà con La Hủ chưa bao giờ quên quãng thời gian hơn 5 năm về trước, nhờ có BĐBP đưa mô hình nuôi bò tập trung và thâm canh lúa nước đến với bà con để xóa đói, giảm nghèo. Giờ thì bản ta có nhiều trâu, nhiều bò, giống lúa nước ngày càng bén rễ và cho nhiều thóc gạo, cái bụng người La Hủ không còn đói như trước nữa rồi. Ơn BĐBP lắm!”. Ông Pờ Lò Hừ, Bí thư chi bộ bản Pa Bu vui vẻ kể.

BĐBP gặp gỡ người dân hai bên, giảng giải, tuyên truyền pháp lệnh biên giới, dần dần mọi người hiểu ra không còn vi phạm nữa

ĐBP Pa Ủ quản lý, bảo vệ 28,186 km đường biên giới quốc gia, với năm cột mốc (từ mốc 37 đến mốc 41). Từ vị trí đóng quân của đồn lên biên chưa có đường giao thông. Để lên được đó, các anh đi theo những con đường nhỏ rậm rịch cỏ gai. Có những điểm cao như mốc 37, 41 do địa hình hiểm trở, nhiều vách núi cheo leo, nơi này quanh năm sương mù dày đặc. Để lên được đó các anh mất một ngày đường.

Đi tuần tra, quân tư trang luôn sẵn sàng, đặc biệt là bật lửa trong túi các anh luôn dự phòng vài chiếc, chỉ với ba hòn đá bắc nồi là có cơm ấm bụng và chỉ có hơi ấm từ bếp mới xua bớt cái lạnh rừng đêm. Dù vất vả gian nan đến đâu, với các chiến sĩ BĐBP Pa Ủ mỗi mốc giới, gốc cây, phiến đá, bìa rừng nơi này đã trở nên quen thuộc, lâu lâu không gặp lại thấy nhớ…

“Người dân La Hủ  ta  trọng  BĐBP lắm, mỗi khi bản có công việc quây quần, mọi người ai cũng nhắc đến bộ đội, nhất là chuyện bộ đội giúp dân xóa đói, giảm nghèo. Bà con La Hủ chưa bao giờ quên quãng thời gian hơn 5 năm về trước, nhờ có BĐBP đưa mô hình nuôi bò tập trung và thâm canh lúa nước đến với bà con để xóa đói, giảm nghèo. Giờ thì bản ta có nhiều trâu, nhiều bò, giống lúa nước ngày càng bén rễ và cho nhiều thóc gạo, cái bụng người La Hủ không còn đói như trước nữa rồi. Ơn BĐBP lắm!”. Ông Pờ Lò Hừ, Bí thư chi bộ bản Pa Bu vui vẻ kể.

HÀ MINH HƯNG

Xem thêm: Tạp chí Văn nghệ Lai Châu

Facebook Văn nghệ Lai Châu

 


Bài viết liên quan


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.