Tục Nhuộm Răng Của Người Lự

Trong bài hát về sự ra đời, trưởng thành của một con người, đồng bào Lự có câu: Xíp xí hù sáy khiểu/ Mười bốn tuổi biết nhuộm răng

Trước giải phóng năm 1954, đàn ông, đàn bà Lự đều nhuộm răng. Nhưng đến nay, đã không còn thấy người đàn ông Lự nào nhuộm răng nữa.

Trong ngôi nhà truyền thống của người Lự có 2 bếp lửa. Tau phạy nơ (bếp lửa trên) là nơi ông chủ sưởi lủa, đun nước và tiếp khách. Tau pháy hệt kin (bếp nấu) là nơi  bà chủ, các con dâu, con gái tiếp khách của mình. Bên bếp lửa này, họ không chỉ trao đổi những chuyện diễn ra hàng ngày của mỗi gia đình, xóm bản mà vào buổi sáng, hay tối, sau khi ăn xong,họ còn cùng nhau nhuộm răng (Au chi sáy khiểu)

Người Lự ở Lai Chấu vẫn giữ phong tục nhuộm răng đen. Ảnh: Hà Minh Hưng

Hàng ngày, khi đi lấy củi, người đàn bà Lự thường chặt nhưng cành nhỏ, còn tươi của cây gỗ ngứa (mạy thồ lộ), cây thành ngạnh (mạy tỉu) và một số cây có nhựa thơm mang về nhạ chặt thành những đoạn ngắn chừng 10cm để ở góc bếp.

Người Lự thường nhuộm răng vào buổi tối, sau khi ăn cơm xong và buổi sáng. Họ bỏ những đoạn gỗ đã được chặt ngắn đó vào bếp cho cháy dở rồi gắp bỏ vào vào trong một ống tre. Trên miệng ống tre đạy một mảnh gang từ chảo vỡ goặc con dao cùn để khỏi ám khói vào đó thành một lớp nhựa màu đen. Họ dùng ngón tay quệt vào lớp nhựa đó rồi chà lên mặt răng.

Nhựa này có vị cay, đắng và có mùi thơm hăng. Chính vì cách nhuộm này, người đàn bà Lự đến già vẫn giữ được hàm răng chắc, khoẻ.

Ngọc Anh  (sưu tầm)

 


Bài viết liên quan


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.