Độc đáo quy trình dệt vải thổ cẩm của dân tộc Mông

Dệt vải thổ cẩm đã từ lâu trở thành nghề truyền thống được dân tộc Mông ở tỉnh Lai Châu gìn giữ, trao truyền từ đời này sang đời khác. Để có được tấm áo váy đặc sắc, sặc sỡ diện trong các ngày lễ, tết hay ở buổi chợ phiên, những phụ nữ dân tộc Mông mất hàng tuần, hàng tháng ròng rã, tỉ mẩn làm từng công đoạn.

Để tạo nên những tấm vải thổ cẩm, người Mông thu hoạch cây lanh trên rừng về rồi phơi khô.

Bắt đầu từ khi thu hoạch cây lanh trên nương đến se lanh thành cuộn lớn. Lanh được đem dệt vải, vẽ sáp ong tạo hoa văn, họa tiết rồi mới nhuộm chàm. Tấm vải chàm được thêu chỉ màu rực rỡ hình hoa lá, hình khối, muông thú phản ánh đời sống của bà con. Dệt vải thổ cẩm của dân tộc Mông không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn góp phần phát triển du lịch địa phương, phát triển kinh tế – văn hóa bản địa.

Độc đáo quy trình dệt vải thổ cẩm của dân tộc Mông

Dệt vải thổ cẩm đã từ lâu trở thành nghề truyền thống được dân tộc Mông ở tỉnh Lai Châu gìn giữ, trao truyền từ đời này sang đời khác. Để có được tấm áo váy đặc sắc, sặc sỡ diện trong các ngày lễ, tết hay ở buổi chợ phiên, những phụ nữ dân tộc Mông mất hàng tuần, hàng tháng ròng rã, tỉ mẩn làm từng công đoạn.

Những tấm vải lanh nhuộm chàm.

Bắt đầu từ khi thu hoạch cây lanh trên nương đến se lanh thành cuộn lớn. Lanh được đem dệt vải, vẽ sáp ong tạo hoa văn, họa tiết rồi mới nhuộm chàm. Tấm vải chàm được thêu chỉ màu rực rỡ hình hoa lá, hình khối, muông thú phản ánh đời sống của bà con.

Vải chàm được hong khô vào những ngày trời nắng.

Dệt vải thổ cẩm của dân tộc Mông không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn góp phần phát triển du lịch địa phương, phát triển kinh tế – văn hóa bản địa.

NGỌC LONG

>> Xem thêm: Tạp chí văn nghệ Lai Châu


Bài viết liên quan


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.