Nghề thủ công truyền thống của dân tộc Giáy

Nghề trồng bông dệt vải
Hiện nay, cộng đồng người Giáy xã Bình Lư nói chung không còn nghề trồng bông dệt vải như trước kia nữa, mà thay vào đó vải vóc họ tự mua ngoài chợ về cắt may theo lối truyền thống của dân tộc mình. Trồng bông và các quy trình công đoạn làm thành vải tấm tốn mất nhiều thời gian. Nay do vải may dệt sẵn có ở dưới xuôi và hàng Trung Quốc chuyển về nhiều giá thành lại rẻ, dễ mua… nên hầu hết các bà các chị tự mua vải về cắt may quần áo cho mình và cho chồng con.
Cây bông (co vải) trước kia được chị em trồng ở nương từ tháng 2 – 3 cho đến tháng 7 – 8 được thu hoạch. Cây bông khi gần đến mùa thu hoạch các hoa bông thi nhau trắng xoá trên ngọn và cành bông. Người ta chỉ việc dùng chiếc giỏ hoặc bồ buộc dây đeo quanh hông để đi hái bông đem về nhà phơi khô mới tách hạt cán bông, bật bông kéo sợi xe chỉ. Quy trình để có được tấm vải may quần áo trải qua các bước sau: bước 1 tách hạt cán bông; bước hai phơi khô bật bông cho tơi rồi mới kéo thành sợi, trước khi kéo thành sợi đem nhuộm với bột gạo tẻ rồi đem phơi để cho dày và cứng sợi, đưa vào ống xe chỉ đưa lên khung cửi dùng thoi kéo sợi dệt thành vải tấm trắng. Công việc dệt là do người phụ nữ, con dâu và con gái trong gia đình thực hiện… Khi dã dệt vải xong, đồng bào đem nhuộm chàm 3 – 4 lần để màu chàm sử dụng được dài lâu. Người dệt nhanh, giỏi ngày được một tấm dài mười sải.
Hiện nay, nghề trồng bông dệt vải trong làng không còn nữa. Tuy vậy, một số hộ gia đình vẫn giữ được bộ khung cửi, khi cần có thể dệt vải (mua bông của các dân tộc khác) để may trang phục. Số người biết dệt vải vẫn còn nhiều đa số là lớp trung niên, có thể mở lớp truyền dạy nghề cho con cháu.

 Phụ nữ dân tộc Giáy dệt vải.

Sản phẩm của nghề dệt là các bộ trang phục nam nữ, người già và trẻ em truyền thống (pưa dáy), các loại túi đeo, khăn tay (Rươi lá), làm chăn (Moọc), gối đầu (sưới)… Trang phục thầy cúng được làm bằng vải bông trắng, không thêu hoa văn, áo dài 1,2m được cắt may theo kiểu tân thời xẻ tà hai bên lách ngang thắt lưng, áo tứ thân, 5 hàng cúc trước ngực; ống tay áo dài, cổ tròn do người phụ nữ làm; áo này chỉ dùng trong nghi lễ dùng trong lễ tang để cầu trời khấn phật đưa hồn người chết về với tổ tiên.
Nghề đan chài lưới
Lịch sử nghề chài lưới có từ rất lâu bởi cư dân Giáy là cư dân ở vùng thung lũng, lòng chảo thường ở gần các con sông, con suối.
Có thể nói nghề chài rất được người Giáy ưa chuộng, nhưng hiện nay do điều kiện tác động và mở rộng của thị trường nên chài lưới có bán nhiều ngoài chợ và các cửa hàng thương nghiệp, những người đi bán rong. Nguồn nguyên liệu rất sẵn, giá cả hợp lý nên đồng bào thường xuyên mua dây cước ngoài chợ để đan chài, đan lưới. Trước kia nguồn nguyên liệu cước cũng khan hiếm do đường giao thông chưa thuận tiện như bây giờ. Ngày xưa, đồng bào Giáy thường dùng sợi chỉ bông để đan chài dùng làm dụng cụ đánh bắt thuỷ sản trong dòng nước.
Quy trình và kỹ thuật đan chài như sau: Dây cước là vật liệu chính, kim đan (móc) bằng tre hoặc trúc vót hai đầu nhọn có ngạnh ở giữa có lỗ thủng để cho cước qua. Chạc móc bằng tre để treo chài cao đan từ trên đỉnh xuống đáy. Khi đan, người đan phải treo ngược chạc để móc phần nóc chài “Sặc lấư mướng”, phần nóc chài được đan thành một cục bện to chắc hình xương cá để giữ phần thân chài và đáy chài. Cũng từ nóc chài đó người đan cuốn chặt một dây cước bện dài hoặc một dây thừng dùng để khi quăng chài người ta giữ dây nóc đó lại và kéo chài từ từ lên để bắt cá (chài to chài nhỏ thì dây nóc chài dài ngắn khác nhau). Sau khi đan bện xong dây nóc chài thì người ta tiến hành đan từ trên xuống, khi đan gần đến phần miệng thì có một vòng tròn được làm bằng mây hoặc tre vót vòng tròn để làm cân thân chài và để người làm dễ đan. Khi đan người ta dùng kim móc cước thắt nút vòng vào nhau kết hợp động tác các ngón tay phải khéo léo để có được mặt chài bằng đều nhau, đan mắt chài theo từng vòng từ trái qua phải cứ thế dần dần xuống phía dưới. Mắt chài phía trên thưa và rộng hơn mắt chài phía dưới. Khi đan xong người ta mắc vào miệng chài một vòng xích sắt đủ nặng để khi quăng cá cá không thoát ra ngoài được.
Nghề đan lát
Tiếng Giáy gọi là “San cho San đoóng” tức là đan sọt đan nia, nói chung là các loại hình đan. Nguyên liệu chính phục vụ việc đan gồm có mây, trúc, tre, vầu, giang, hóp… Khi đan, người ta phải chẻ nhỏ các đốt, đoạn của các loại cây trên. Tuỳ theo sản phẩm để người đan chẻ nan nhỏ hoặc to, có loại đan cần phải vót nhẵn cả cật và bụng nứa nan đan như đan giỏ, giá, lờ, đó bẫy cá đòi hỏi các nan khung và nan đan. Cũng có những loại chỉ đan nguyên nan cật hoặc nan bụng như gùi đeo lưng, sọt (Cá xía), cót (ăn máng) đan toàn bằng lạt bụng.
Các sản phẩm của nghề đan đa dạng và phong phú gồm: sọt, rổ, rá, bồ đựng thóc, gùi, ky xúc thóc, cót, bồ đựng thóc, đó, dọ, giọ dựng ấm nước chè nóng …
– Gùi (Pá Sắng) dùng để đựng hàng hoá do trực tiếp người đeo, gùi có hai dây buộc hai vai. Nguyên liệu đan gùi là cây mai, tre, trúc. Quy trình đan theo thứ tự như sau: Đầu tiên phải chọn nguyên liệu đan cho thật tốt, chọn cây không bị sâu, không bị cụt ngọn phải chọn những cây gì cứng mới tốt. Chẻ nan to nhỏ tuỳ theo gùi to hay gùi nhỏ, đan từ đáy lên dưới đáy được xếp các nan cứng xoè ra tạo đáy cho cứng bắt đầu đan từ đáy đan lên miệng. Thân gùi cũng phải có các nan cứng để gùi được chắc chắn khi đeo. Phía thân gùi giáp lưng được buộc bằng hai dây mây đan nóng ba (đan ba dây). Dây đeo được buộc gần đáy và gần miệng để cho chắc. Trên miệng gùi khi đan còn thừa người đan nhét cắm các đầu thừa ngược lại phía dưới.
– Sọt gánh thóc (ăn đầy giá phấu) giống như chiếc bung của người Thái dùng để gánh thóc. Nguyên liệu đan gồm có tre, trúc được chọn cẩn thận. Quy trình đan: Bắt đầu đan từ đáy lên, có nan khung cứng dưới đáy đan nóng một, đến miệng đan nóng ba. Chú ý hai bên thành miệng sọt có đan buộc hai vòng tròn bằng dây mây để luồn sỏ đòn gánh. Kích cỡ chiếc sọt dài 60cm, đường kính miệng 60cm.
Có thể thấy, nghề đan truyền thống của người Giáy rất tinh xảo. Nhờ sự khéo tay và trí tưởng tượng, họ đã đan được những chiếc giỏ đựng đồ hoa văn cầu kỳ, tinh xảo… cho đến các đồ đan thô sơ như lồng gà, sọt đựng bánh trong ngày cưới…
Nghề làm mộc
Đối với đồng bào dân tộc Giáy, nghề mộc chưa thực sự là một nghề mà họ chỉ làm nhà cửa, chuồng trại, bàn ghế… và coi đó là nghề mộc. Đối với nam giới người Giáy, hầu hết mọi người đều biết đục đẽo cột để làm nhà gỗ (Cua rán máy).
Nhà dân tộc Giáy xưa kia nhà cột gỗ tròn, chôn cột nhà 3 gian gồm 11 cột, một hàng 3 cột, hai chái có hiên trước nhà, nhà lợp mái cỏ gianh. Ngày nay, cải tiến nhà gỗ cột kê đá, nhà gỗ cột tròn hoặc cột vuông xẻ, nhà lớp mái ngói prôximăng, nhà 5 hàng chân 24 cột, 3 gian, 2 buồng, 2 gác, 2 chái. Trước kia trong nhà có bếp nấu ăn nhưng ngày nay bếp được tách riêng ở gần cửa ngách lên trên nhà.
Nghề thêu
Đây là một loại nghề chỉ dành riêng cho phụ nữ. Trên áo truyền thống người Giáy hầu như không có thêu thùa hoa văn gì. Họ chỉ kết hợp các sợi chỉ màu để khâu các dường diềm làm cho chiếc áo nổi bật hơn trong đám đông. Thực chất nghề này không còn tồn tại từ nhiều năm nay.
Nghề chạm khắc bạc
Nghề này trước kia có, nay không còn. Ngoài chợ, hàng hoá sẵn, giá cả lại hợp lý; chứ không khan hiếm như trước.
Nghề rèn
Nghề rèn được cộng đồng Giáy rất coi trọng. Trước kia và hiện nay, trong làng vẫn còn làm rèn dao, đánh cuốc để phục vụ cho việc lao động sản xuất. Tuy nhiên, đồng bào ưa thích sử dụng các nông cụ được sản xuất hàng loạt tiện lợi và giá thành hợp lý g


Bài viết liên quan


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.